Cách chế biến lẩu cua đồng ngon chuẩn vị của nhà hàng Lahata
Lẩu cua đồng từ lâu đã được xem là một món ăn ngon trong các món lẩu của Việt Nam được mọi người ưa thích và không thể nào bỏ qua được bởi mùi vị thơm ngon đặc trưng của nhiều nguyên liệu hòa vào nhau.
Lẩu cua đồng từ lâu đã được xem là một món ăn ngon trong các món lẩu của Việt Nam được mọi người ưa thích và không thể nào bỏ qua được bởi mùi vị thơm ngon đặc trưng của nhiều nguyên liệu hòa vào nhau.
Cua đồng là loại thực phẩm rất quen thuộc của nhân dân ta, nhất là bà con nông thôn. Chúng sinh sống chủ yếu ở ruộng lúa, cũng có ở hồ, ao…nhưng ít hơn. Từ cua đồng bà con ta chế biến được nhiều món ăn ngon, phổ biến nhất là món canh cua nấu với nhiều loại rau khác nhau.
Sau canh cua, riêu cua cũng là món ăn rất được phổ biến. Cua nấu riêu cũng được giã nát lọc lấy nước như nấu canh, nhưng không nấu với rau mà dùng một loại chất chua như khế, me, sấu,.vv…tùy theo mùa và ý thích của từng gia đình.
Món riêu cua chan cơm hoặc ăn với bún, với bánh đúc thái mỏng đều ngon miệng hợp với khẩu vị của nhiều người. Canh cua và riêu cua không chỉ là những món ăn dân dã của bà con nông dân mà người dân thành phố cũng rất ưa chuộng.
Lẩu cua đồng
Tuy có nhiều cách chế biến lẩu cua đồng khác nhau như: lẩu cua đồng hải sản, lẩu cua đồng mồng tơi, lẩu cua đồng bắp bò, lẩu cua đồng hột vịt lộn,… nhưng điểm chung của các nồi lẩu này là đều có vị ngon thanh mát tự nhiên từ cua đồng. Sau đây, nhà hàng Lahata xin mời quý vị theo dõi hướng dẫn cách chế biến món lẩu cua đồng.
Cách chọn mua cua đồng ngon chuẩn cho bà nội trợ
Cua đồng là loại thực phẩm quen thuộc với các bà nội trợ, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chọn được những con cua đồng tươi ngon. Những món nấu từ cua đồng là món ăn được tất cả mọi người yêu thích không chỉ nhờ vào vị ngọt mát mà cua đồng còn là một món ăn rất bổ dưỡng. Hãy cùng chúng tôi xem hướng dẫn cách chọn cua đồng ngon dễ dàng ngay sau đây nhé.
Màu sắc: Cua có màu xám đục, mai cua thường có màu sáng hơn, bóng hơn.
Cua tươi, khỏe: Cua tươi khỏe thường chạy rất nhanh, còn đủ chân, càng luôn chỉa lên trên khi bạn cố bắt. Mình cua mập, ấn tay vào yếm cua nổi bọt khí.
Nhận biết cua đực và cua cái: Cách phân biệt đơn giản nhất là bạn quan sát phần yếm cua. Nếu thấy cua có yếm nhỏ là cua đực, còn yếm lớn hơn thì đó là cua cái. Nếu muốn nấu nhiều gạch thì nên chọn cua cái và muốn nhiều thịt thì chọn cua đực.
Kiểm tra cua chắc thịt: Bạn lật ngửa con cua và ấn vào phần yếm nếu thấy không bị lún tức là cua chắc thịt. Nếu thấy lún thì đó cua ốp, ít thịt, cua thường bị khai và ăn không ngon.
Thời điểm cua ngon: Bạn nên mua cua vào đầu và cuối tháng âm lịch, cua giữa tháng thường thay vỏ nên sẽ ốm, thịt sẽ bở không ngon. Vào thời gian trăng sang( giai đoạn từ 13 đến 16 âm lịch) cua ốm. Cua dính phèn màu cam càng nhiều thì càng chắc.
Nguyên liệu nấu lẩu cua đồng
Để có một nồi lẩu của đồng ngon đúng vị trước tiên bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu trước khi nấu. Vậy thì còn chờ gì nữa mà không cùng chúng tôi tìm hiểu và chuẩn bị các nguyên liệu chính của món lẩu cua đồng dành cho 4 người ngon tuyệt đúng vị ngay sau đây:
Cua đồng: 600 - 800 g
Thịt bò: 200 - 300 g
Sườn sụn: 300 - 500 g
Đậu phụ: 5 bìa (300 - 400 g)
Rau nhúng lẩu: Rau chuối, hoa chuối, rau mồng tơi, rau rút, xà lách,...
Các loại gia vị: Cà chua, hành, váng đậu, sa tế, muối, tiêu, mắm, đường, bột nêm,...
Cách nấu lẩu cua đồng miền nam không chỉ hấp dẫn, khiến người ăn mê tít vào mùa hè mà ngay cả những ngày đông lạnh, món ngon này cũng nằm trong top món lẩu ngon không thể bỏ qua. Tùy từng địa phương mà món lẩu cua đồng được biến tấu với các thành phần khác nhau như tôm, cá, nghêu, sò rất phong phú. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết về cách nấu lẩu cua đồng bạn có thể tham khảo.
Chế biến nước lẩu cua đồng
Để có một nồi nước dùng ngon và đậm thì trước hết bạn cần nướng hành khô và gừng. Nếu gia đình có vỉ nướng thì bạn có thể đặt vỉ nướng lên bếp ga và nướng cho hành khô và gừng cháy xém. Khi nướng xong thì bóc sạch vỏ và đập dập.
Xương ống rửa sạch sắt muối và trần qua nước sôi. Làm khoảng 2 – 3 lần cho đỡ mùi hôi của xương sau đó chặt thành miếng vừa ăn rồi cho vào một nồi áp suất. Cho thêm hành và gừng đã nướng ở bước 1 vào cùng với 2 – 3 thìa gia vị. Nước khoảng 1 lít rưỡi cho đến 2 lít nước. Sau đó ninh xương khoảng 30 phút là được.
Sơ chế cua đồng
Sau khi mua cua về, cho vào một nồi nhỏ. Cho vài thìa muối vào và xóc đều tay nhiều lần cho cua ra hết chất bẩn rồi rửa lại nhiều lần với nước. Sau đó bóc bỏ phần mai, dùng tăm hoặc que để tách gạch ra một bát riêng, phần thịt ra một bát riêng. Phần thịt cua bạn cho vào cối giã nhuyễn sau đó dùng nước lọc để gạn lấy nước ( khoảng 1.5 lít nước cua ). Với những bạn ở quê thì công việc này tương đối đơn giản vì rất hay làm. Bên cạnh đó ở ngoài chợ trên thành phố cũng rất hay có các dịch vụ bán cua đã làm sẵn. Bạn có thể mua về và chế biến luôn.
Rán đậu phụ
Đậu phụ trắng mua về thái miếng hình vuông bằng hai đầu ngón tay rồi cho lên chảo rán vàng.
Sơ chế thịt bò và rau
Thịt bò thái lát mỏng ướp với gừng đập dập và tỏi nếu bạn mua nguyên cả miếng thịt bò. Nếu không thì khi mua người ta đã thái và ướp sẵn gừng với tỏi cho bạn rồi. Có thể cho thêm một muỗng cà phê muối hoặc bột canh để cho thịt bò ngấm gia vị.
Rau rửa sạch ngâm nước muối. Ngoài các loại rau mà chúng tôi đã hướng dẫn ở phần nguyên liệu thì bạn có thể dùng thêm các loại rau khác như là rau cải xoong, nấm, hoặc rau cải chíp.
Chế biến lẩu cua đồng
Đến đây bạn đã có nước hầm xương và nước cua đã lọc. Bạn cho cả hai loại nước này vào một nồi to, sau đó cho thêm cà chua thái lát, sấu xanh cả quả đã nạo vỏ, hành khô. Sau đó đặt lên bếp ga và đun sôi khoảng 10 đến 15 phút là bạn đã có nồi nước lẩu cua đồng đúng chuẩn rồi.
Giờ thì bạn có thể cùng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,... cùng nhau vui vẻ quây quanh nồi lẩu cua đồng nóng hổi, ngọt ngào rồi nhé.
Dinh dưỡng từ cua đồng Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g cua đồng bỏ mai và yếm có 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp được 89g calo. Lượng vitamin và muối khoáng, đặc biệt là canxi trong cua đồng rất cao: trong 100g cua có tới 5.040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt, các loại vitamin B1, B2, PP…
Chất lượng protid trong cua cũng thuộc loại tốt, qua phân tích người ta thấy có 8 trên 10 axit amin cần thiết, gồm lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, threonine và trytophane (chỉ thiếu arginine và histidine).
Rõ ràng cua đồng là nguồn chất đạm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của bà con nông thôn, một nguồn thực phẩm dễ kiếm, sẵn có ngay ở đồng ruộng. Cua có quanh năm, nhưng nhiều nhất vào mùa hè - thu, hàng năm chỉ sau mấy cơn mưa đầu hè lại thấy cua bò ra trên mặt ruộng, có nơi nhiều cua chỉ bắt một lúc được mấy giỏ.