Văn hóa lễ Giáng sinh ở Việt Nam
Noel hay còn gọi là Giáng sinh ở Việt Nam thường được tổ chức vào thời gian từ tối 24-12 đến hết ngày 25-12 là dịp để vui chơi, tặng quà, gửi nhau lời chúc an lành.
Noel hay còn gọi là Giáng sinh ở Việt Nam thường được tổ chức vào thời gian từ tối 24-12 đến hết ngày 25-12. Ở Việt Nam, lễ Giáng sinh không chỉ là của riêng những người theo đạo Thiên Chúa; mà đã trở thành dịp để vui chơi với nhiều người, nhất là đối với giới trẻ; để tặng quà và chúc nhau câu an lành.
NGUỒN GỐC LỄ GIÁNG SINH Ở VIỆT NAM
Năm 1533, đạo Công Giáo du nhập vào Việt Nam phát triển đến nay trở thành một trong những tôn giáo có số lượng tín đồ đông đảo.
Năm 1625, Minh-đức Vương Thái Phi (vợ chúa Nguyễn Hoàng, mẹ của Hoàng tử Nguyễn Phúc Khuê; tước hiệu Vương Phi, được đứng đầu hàng Thứ phi) khi ấy đã ngoài 50 tuổi, bà gia nhập Công giáo tại Thuận Hóa, do giáo sĩ Francisco Di Pina rửa tội cho bà với tên Thánh là Maria Madalena.
Bà đã có 24 năm lo giảng đạo, làm việc tông đồ mở mang nước Chúa để lại tấm gương nhân đức chiếu rạng khắp triều đình. Hành động của bà ảnh hưởng lớn đến dân chúng; và danh tiếng bà luôn ghi dấu trong sử sách. Bà còn được các giáo sĩ truyền giáo coi như linh hồn của đạo Công giáo thời bấy giờ.
Lễ giáng sinh dần được phổ biến
Lễ Giáng sinh là ngày kỷ niệm chúa Giê Su ra đời. Chính vì thế mà nhiều quốc gia ở châu Âu, châu Mỹ (ở đây họ chủ yếu theo đạo Thiên Chúa) – đây là ngày lễ lớn nhất trong năm. Giáng sinh lại diễn ra vào tuần cuối cùng của năm nên cũng là thời gian chuẩn bị kết thúc năm cũ, chào đón năm mới.
Dịp này, các gia đình thường cố gắng hoàn tất mọi công việc trong năm; chuẩn bị trang trí nhà cửa để sum họp gia đình. Vật trang trí không thể thiếu trong ngày này là cây thông Noel sẽ được trang trí thật bắt mắt và đặt ở phòng khách; ở phương Tây thường gần lò sưởi.
Theo truyền thuyết của người phương Tây, vào đêm 24-12, ông già Noel sẽ cưỡi đàn tuần lộc mang theo những túi quà to. Sau đó ông sẽ chui từ ống khói lò sưởi xuống từng nhà; tặng quà cho các em nhỏ vào những chiếc ủng (hoặc tất) treo ở lò sưởi. Sáng 25-12, trẻ em sẽ được nhận món quà như ý sau khi đã viết thư gửi cho ông già Noel bày tỏ ước muốn của mình.
Những năm gần đây, ngày Giáng sinh đã trở lên phổ biến hơn ở Việt Nam. Dù không nằm trong những ngày lễ được nghỉ nhưng Giáng sinh là dịp vui chung của mọi người. Người dân cũng tạo nên những không gian tuyệt đẹp của ngày Noel như trang trí cây thông Noel, tặng quà cho trẻ em. Trẻ em Việt cũng hình thành văn hoá viết thư gửi cho ông già Noel để bày tỏ những ước mơ, mong muốn của mình. Với những người Việt Nam không theo đạo Thiên Chúa, ngày Giáng sinh giống như một ngày vui, nên các bậc cha mẹ tuỳ vào hoàn cảnh, điều kiện và khả năng của mình mà có những cách để tặng quà cho con em mình.
VĂN HÓA ĐÓN GIÁNG SINH Ở VIỆT NAM
Lễ Giáng sinh ở Việt Nam và trên thế giới năm 2020 đang đến gần. Từ tháng 11, nhiều trung tâm thương mại, đường phố đã rực rỡ sắc màu của Noel; thường được chuộng trong ngày Giáng sinh như đỏ, xanh, trắng.
Đêm giáng sinh, tại các nhà thờ không chỉ để người theo đạo Thiên Chúa tập trung làm lễ; mà còn trở thành những điểm đến, điểm “check in” hấp dẫn được giới trẻ và khách du lịch tìm đến. Bên cạnh đó, nhiều chương trình văn hoá, nghệ thuật mang màu sắc Giáng sinh cũng được tổ chức tại nhiều nơi; mang đến không khí tươi vui, ấm áp để mọi người dân cùng vui chung.
Trong suốt chiều dài bảo vệ, xây dựng đất nước; nền văn hoá Việt Nam luôn vận động, chuyển mình thích ứng với các nền văn hoá. Đó là sự “hoà nhập” mà không “hoà tan”. Việc tiếp nhận các sinh hoạt tôn giáo mới thêm một lần cho thấy việc hòa hợp các tôn giáo; sinh hoạt văn hoá của người Việt Nam diễn ra một cách tự nhiên và hợp lý.
Tinh thần đoàn kết tôn giáo của người dân; việc chung sống hoà bình và bao dung giữa các tôn giáo cùng với tính nhân ái, nhân bản của con người và xã hội đã tạo ra một bức tranh sinh động về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
CÁC MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG GIÁNG SINH KHÔNG THỂ THIẾU
Gà Tây
Gà Tây (Turkey) vốn là món ăn không thể thiếu của người Anh từ thế kỷ XVI, cho tới nay đã phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đêm tiệc tháng 12 nếu không có con gà Tây thơm phức, nóng hổi trên bàn ăn thì không còn gì là Noel nữa. Người ta nhồi vào bụng gà các loại rau củ như cà rốt, cần tây, hành tây, hạt dẻ... trước khi đem nướng chín. Những miếng gà thơm ngon sẽ được ăn kèm cùng các loại nước sốt đặc trưng khiến người ăn nhớ mãi.
Bánh quy gừng
Bánh quy gừng, còn gọi là Ginger bread xuất hiện từ thế kỷ thứ 13. Vốn chỉ được làm đơn giản từ vụn bánh mỳ, gừng, mật ong, quả hạnh và trái cây... tạo thành hình biểu tượng Mặt Trời. Mãi tới thế kỷ 16, người ra mới thay vụn bánh mỳ bằng bột, thay mật ong bằng đường, sau đó thêm trứng khiến hương vị của chúng hấp dẫn và được yêu thích hơn. Đồng thời chiếc bánh này cũng được làm dưới nhiều hình dáng hơn. Nơi làm bánh gừng nổi tiếng nhất thế giới phải kể đến Nuremberg (Đức),người dân ở đây thậm chí làm ra chiếc bánh kỳ công có phủ vàng và kem lạnh hay xây nhà bánh gừng. Đây là một phần nguyên do có cuộc thi làm nhà bánh gừng to nhất, đẹp nhất.
Bánh khúc cây
Nếu thắc mắc tại sao món ăn truyền thống Giáng sinh này lại có hình khúc cây thì nó bắt nguồn từ câu chuyện cổ xưa về lễ hội Yule. Tại lễ hội này, người ta thường chuẩn bị một khúc gỗ lớn và đốt lên trong suốt 12 đêm để đón chào sự trở lại của thần mặt trời. Người dân tin rằng họ sẽ gặp điềm gở nếu thân cây cháy trước lúc kết thúc lễ hội. Hành động này nhằm thể hiện sự sùng bái tâm linh. Nếu thân cây cháy hết trước lúc kết thúc lễ hội thì đó là báo hiệu một điềm chẳng lành cho cả năm. Vì vậy vào năm 1875, một người thợ làm bánh ở Pháp đã có sáng kiến làm bánh thay cho khúc gỗ thật. Thậm chí còn trang trí lên nó đủ thứ như cây thông, người tuyết hay ông già Noel... bằng chocolate trắng.
Thịt lợn muối Giáng Sinh
Món ăn bắt nguồn từ Nauy với nguyên liệu chính là lợn rừng. Đêm giáng sinh người ta sẽ thưởng thức bữa ăn có món thịt muối vừa dai, bùi lại thơm mùi khói, đậm vị muối, riêng phần bì cũng ngậy ngon ngây ngất. Thịt lớn muối Giáng sinh cực thích hợp ăn trong các ngày lạnh, trong âm hưởng du dương của những ca khúc Noel vui vẻ.
Kẹo gậy bạc hà
Từ một cây kẹp thẳng màu thắng đã xuất hiện từ lâu trong giáng sinh. Người ta đã khéo léo tạo hình cây gậy xinh xẻo với nhiều đường xoắn màu hồng hay xanh lá cây bắt mắt. Một điều thật đặc biệt là nếu lật ngược chiếc kẹo bạn sẽ nhìn thấy chữ J, chữ cái đầu tên của Chúa Jesus. Bởi vậy chiếc kẹo này như một biểu tượng thiêng liêng dành tặng cho những người thân yêu. Chúng được phổ biến trong tiệc giáng sinh ở châu Âu, châu Mỹ.
Bánh pudding
Cũng được biến tấu qua thời gian, chiếc bánh pudding ban đầu làm từ mận, rượu vang, thịt bê thái nhỏ, vụn bánh mỳ, thảo dược, hành rau, trái cây khô và gia vị sau đó thay thế các loại rau và thịt để giống với bánh pudding hiện nay. Chiếc bánh có vị béo ngậy và hương thơm lừng. Trong đó người ta cho vài hạt đậu hoặc đồng xu với niềm tin ai ăn được chúng sẽ gặp may mắn.
Bánh nhân thịt
Bạn sẽ nghĩ món bánh này tương tự như chiếc bánh bao nhưng món ăn truyền thống Giáng sinh này thì có những loại nhân khác hơn. Bên trong chúng có thịt băm, trái cây và đường, thêm một chút gia vị đặc biệt… Ý nghĩa của chiếc bánh như hình dáng của nó, tròn đầy, no đủ, luôn hạnh phúc.
Bánh pate
Pate không phải loại thường với các nguyên liệu lợn và gan ngỗng mà thay vào đó là tim, gan, óc...của hươu, nai. Nếu như trước đây món ăn truyền thống Giáng sinh này chỉ phục vụ tầng lớp quý tộc thì từ thế kỷ 17 tới nay đã trở nên phổ biến với nhiều người.
Món súp
Không chỉ là món ăn quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, bữa tiệc Noel cũng có món súp và nó trở thành món khai vị hấp dẫn không thể thiếu. Không có một công thức chung nào cả, tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi gia đình mà súp được chế biến cho phù hợp. Món ăn cũng mang ý nghĩa chuyển tải mong muốn sức khỏe dồi dào và thành công.